Home » » Thép hợp kim: Tiêu chuẩn, tên gọi

Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 1759 – 75 đã quy định nguyên tắc ký hiệu thép hợp kim theo trật tự như sau:
- Số chỉ hàm lượng cacbon trung bình theo phần vạn, nếu ≥ 1% có thể không cần biểu thị.
- Các nguyên tố hợp kim theo ký hiệu hóa học và ngay sau đó là hàm lượng theo phần trăm trung bình (thường đã được quy tròn thành số nguyên), khi lượng chứa của nguyên tố khoảng 1% thì không cần biểu thị (bằng số).
- Thép có 0,36 – 0,44%C, 0,80 – 1,00%Cr sẽ được ký hiệu là 40Cr.
- Thép có 0,09 – 0,16%C, 0,60 – 0,90%Cr, 2,75 – 3,75%Ni sẽ được ký hiệu là 12CrNi3.
- Thép có 1,25 – 1,50 %C, 0,40 – 0,70 %Cr, 4,5 – 5,5 %W sẽ được ký hiệu là 140CrW5 hay đơn giản chỉ là CrW5.
- Thép có 0,85 – 0,95%C, 1,20 – 1,60 %Si. 0,95 – 1,25 %Cr sẽ được ký hiệu là 90CrSi.
Như vậy trên nguyên tắc rất dễ hiểu này có thể ký hiệu mọi thép theo thành phần của chúng mà không có những trùng lặp quan trọng. Nguyên tắc này được sử dụng để ký hiệu các thép khi cần thiết phải rút gọn cách biểu thị thành phần hóa học.
TCVN chưa phủ hết các thép hợp kim thường dùng.

Tiêu chuẩn Nga
ΓOCT ký hiệu thép hợp kim theo trật tự sau đây:
- Số chỉ hàm lượng cacbon trung bình theo phần vạn (nếu là thép kết cấu) và phần nghìn (nếu là thép dụng cụ, loại có cacbon cao), khi ≥ 1,00% không biểu thị.
- Các nguyên tố hợp kim theo chữ cái Nga (thường là chữ đầu theo tên gọi, nếu trùng phải lấy chữ khác) như sau:
a. Theo chữ cái đầu tiên có: X cho crôm, H cho niken, B cho vonfram, M cho môlipđen, T cho titan, K cho côban;
b. Theo chữ cái tiếp sau có: Γ cho mangan, C cho silic, Φ cho vanađi, Д cho đồng, Ю cho nhôm, P cho bo,
- Thành phần của từng nguyên tố được biểu thị theo phần trăm đặt ngay sau mỗi chữ cái tương ứng, khi lượng chứa < 1,5% không biểu thị.
- Các thép chuyên dùng như thép gió, ổ lăn, kỹ thuật điện… có quy ước riêng.
Theo đó bốn ký hiệu thép trên của TCVN sẽ tương ứng với ΓOCT như sau: 40Cr là 40X, 12CrNi3 là 12XH3, 140CrW5 hay CrW5 là XB5, nhưng 90CrSi là 9XC. Qua đó thấy có những sai khác nhỏ, song cách ký hiệu thép của TCVN về cơ bản là của ΓOCT, rất dễ viết chuyển đổi cho nhau.
Tiêu chuẩn Hoa Kỳ
Đối với thép hợp kim kết cấu, Hoa Kỳ thường sử dụng AISI và SAE, chúng có cách biểu thị giống nhau bằng bốn số xxxx nên được viết là AISI/SAE xxxx, trong đó hai số cuối biểu thị lượng cacbon theo phần vạn trung bình. Sau đây là một số quy ước:
- Thép cacbon 10xx,
- Thép cacbon có mangan nâng cao 15xx,
- Thép dễ cắt (2 loại) 11xx, 12xx,
- Thép mangan 13xx,
- Thép niken (2 loại) 23xx, 25xx,
- Thép niken-crôm (4 loại) 31xx, 32xx, 33xx, 34xx,
- Thép môlipđen (2 loại) 40xx, 44xx,
- Thép crôm-môlipđen 41xx,
- Thép niken-crôm-môlipđen (11 loại)43xx, 43BVxx, 47xx, 81xx, 86xx,
87xx, 88xx, 93xx, 94xx, 97xx, 98xx,
- Thép niken-môlipđen (2 loại) 46xx, 48xx,
- Thép crôm (2 loại) 50xx, 51xx,
- Thép crôm với 0,50 ữ 1,50%C 501xx, 511xx, 521xx,
- Thép crôm-vanađi 61xx,
- Thép vonfram-crôm 72xx,
- Thép silic-mangan 92xx,
- Thép bo xxBxx,
Đối với thép dụng cụ, Hoa Kỳ thường sử dụng AISI với ký hiệu gồm một chữ cái chỉ nhóm thép và số thứ tự. Sau đây các chữ cái (thường lấy theo chữ cái đầu tiên chỉ nhóm thép) đó:
- W cho thép tôi nước (water),
- O cho thép tôi dầu (oil),
- S cho thép dụng cụ chịu va đập (shock),
- T cho thép gió vonfram (tungsten),
- M cho thép gió môlipđen – vonfram,
- H cho thép làm dụng cụ biến dạng nóng (hot),
- D cho thép làm dụng cụ biến dạng nguội (cold),
- A cho thép làm dụng cụ biến dạng nguội, tự tôi, trong không khí (air),
Đối với thép không gỉ và bền nóng, Hoa Kỳ dùng AISI với ký hiệu là nhóm ba số xxx, trong đó: 2xx và 3xx là thép austenit,4xx là thép ferit, 4xx và 5xx là thép mactenxit.
Tiêu chuẩn Nhật Bản
JIS cũng ký hiệu thép hợp kim bắt đầu bằng chữ S song tiếp theo có những chữ cái biểu thị loại thép hợp kim và cuối cùng là ba số xxx (trong đó hai số cuối chỉ phần vạn cacbon trung bình) hay một hoặc hai số theo thứ tự:
- SCrxxx – thép kết cấu crôm, SNCxxx – thép kết cấu niken – crôm,
- SMnxxx – thép mangan, SCMxxx – thép kết cấu crôm – môlipđen,
- SACMxxx – thép nhôm – crôm – môlipđen,
- SNCMxxx – thép kết cấu niken – crôm – môlipđen,
- SUJx – thép ổ lăn, SUMx – thép dễ cắt,
- SUPx – thép đàn hồi, SUSxxx – thép không gỉ (xxx lấy theo AISI),
- SUHx – thép bền nóng, SKx – thép dụng cụ cacbon,
- SKHx – thép gió, SKSx, SKDx, SKTx – thép dụng cụ hợp kim.
Chuyên trang:
MẠNG XÂY DỰNG
- Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về ngành xây dựng
- Chia sẻ những video hướng dẫn bản quyền
- Crack những phần mềm nổi tiếng như: Hitosoft, G8, Autocad, Revit, sap,...
- Mọi thông tin liên hệ: ksphamtai@gmail.com
- Vui lòng ghi rõ thông tin khi chia sẻ qua các trang xã hội khác

Các tin khác

Mangxd.Net là website chuyên về lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tổng hợp kiến thức từ các nguồn khác nhau, nhằm tạo dựng một cộng đồng xây dựng vững mạnh